Bệnh cảm lạnh ở chim cảnh

 


BỆNH CẢM LẠNH Ở CHIM CẢNH - BenhVienThuY.com

Chim cảnh bị bệnh là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Đặc biệt là vào mùa thu, tỷ lệ chim cảnh  bị nhiễm bệnh tăng lên. Mùa thu, sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày và ban đêm khá lớn. Nếu như chim không được bảo vệ thích hợp sẽ bị bệnh. Lúc này phát hiện chú chim yêu quý trong nhà xuất hiện tình trạng tinh thần ủ rũ, chắc chắn là bị bệnh. Bacsithuy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu các triệu chứng bệnh cảm lạnh ở chim và các biện pháp phòng ngừa điều trị. Hãy cùng theo dõi nhé.

Triệu chứng khi chim bị bệnh

Sau khi mùa thu đến, biên độ nhiệt trong ngày khá lớn. Những chú chim nuôi trong lồng ít vận động, thể chất yếu, năng lực thích ứng với việc nóng lạnh đột ngột kém. Sức đề kháng đối với bệnh tật giảm sút. Lúc này chim nuôi trong lồng rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, viên kết mạc, viêm giác mạc…

Sau khi chim bị bệnh cảm lạnh, lông chim xơ xác. Thậm chí xù lên, đứng yên một chỗ, hít thở gấp gáp, còn kèm theo ho, mắt nhắm và thở khò khè liên tục. Có lúc đầu, mỏ dụi vào lông, ngủ lơ mơ. Tiếng hót khàn đặc thậm chí mất tiếng, phản ứng chậm chạp, lỗ mũi bị bị tắc bởi dịch đặc nên thở bằng miệng.

Biện pháp phòng tránh bệnh cho chim

Đề phòng nghiêm ngặt tất cả các nguyên nhân gây bệnh. Đối với chim mới mua về bắt buộc phải cách li quan sát. Nên cho thêm một lượng thích hợp kháng sinh vào trong nước và thức ăn để phòng ngừa. Với chim chết vì bệnh nên thiêu hủy kịp thời. Sau đó tiến hành khử trùng tất cả lồng, dụng cụ nuôi và các nơi nhiễm bệnh.

Trong việc chăm sóc nuôi chim cảnh  thường ngày, nên chú ý không nên để chim chịu gió lạnh. Đặc biệt là khi mới thay lông hoặc chim bị bệnh mới khỏi. Lúc này cơ thể còn khá yếu ớt nên tăng cường chăm sóc. Với thức ăn mềm dạng bột nên tăng cường lòng đỏ trứng, bột cá. Trong các loại thức ăn cứng nên tăng cường hạt ba khía… Cố gắng cho ăn ít mà tinh chế. Cải thiện dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.

Đối với chim bị bệnh cảm lạnh tốt nhất là phát hiện trong thời kì đầu. Chủ nuôi có thể quan sát triệu chứng và điều trị sớm. Dùng tay sờ vào phần dưới cánh và phần đùi xem có nóng hay không? Xác định xem có sốt không, để cho uống thuốc tương ứng. Nếu chim bệnh có tình trạng tự chải chuốt lông chứng tỏ điều trị có hiệu quả, bệnh đã chuyển biến tốt.

Phương pháp điều trị cho chim bị bệnh cảm lạnh

Phát hiện chim bị bệnh và cách li sớm. Nên sắp xếp chỗ ấm áp, hướng nắng, tránh gió, trong thời gian điều trị. Cố gắng duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 25°C. Dùng bông tẩm cồn lau sạch nước mũi, để chim hô hấp. Nếu như mũi bị tắc thì dùng tăm bông hoặc giấy ăn lau sạch lỗ mũi. Sử dụng  dung dịch Ephedrin 1% để nhỏ mũi.

Với chim bị cảm lạnh khá nặng, có thể dùng 1/10 viên kháng sinh Sulfonamide. Hoặc Oxytetracycline, Chlortetracycline, Tetracycline đều được. Sau khi nghiền nát thì trộn vào thức ăn, mỗi ngày 2 lần. Dùng liên tục trong 3 ngày. Nếu có tình trạng chán ăn, có thể dùng xilanh bơm nước uống vào miệng. Nhưng phải chú ý sau khi chim có động tác nuốt xuống thì mới nhỏ tiếp, tránh để bị sặc lên khí quản.

Cảm lạnh thông thường cũng có thể không cần dùng thuốc. Với những loài chim kích thước nhỏ,  vừa và lớn như Chào Mào, vẹt LoveBird , vẹt Xích… có thể cho ăn chuối tiêu ép hơ nóng. Hoặc cho thêm vài giọt rượu nho hoặc một chút đường trắng vào nước uống cũng có hiệu quá chữa trị.

Nguồn: BenhVienThuY.com