Nuôi chim là thú vui từ lâu của không ít người chúng ta. Trong việc chăm sóc chim nuôi, bạn cần phải lưu tâm đến việc trừ tuyệt tất cả những kẻ thù của chim, như chó, mèo, chuột… Những con vật này có thể giết hại chim hoặc làm cho chim sợ hãi đến nỗi ảnh hưởng xấu đến khả năng hót, múa, mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng nữa.
Một con chim khi đã sợ
hãi thì dù là chim thuộc đã nuôi lâu năm, chúng cũng trở nên nhát, thấy người lại
gần là nhảy lồng loạn xạ chẳng khác gì chim bổi. Tất nhiên, điều này không ai
nuôi chim lại cảm thấy thích thú.
Khi con chim đã hoảng sợ
thì phải mất một thời gian dài dưỡng nuôi nó mới hoàn hồn lại vía, và công của
phải bỏ ra cho trường hợp này không phải là ít ỏi gì. Đó là chưa nói đến nỗi buồn
phiền quá lớn mà chủ nuôi chim phải chịu đựng.
Nhiều khi, con chim quí
còn bị tật bệnh dằng đai có khi dẫn đến tử vong.
Để tránh cho mình sự
phiền phức và tốn kém này, bạn nên cẩn thận hơn trong việc chăm sóc thường
xuyên những con chim nhỏ quí hiếm của mình hơn nữa, bằng cách ngăn ngừa tất cả
những kẻ thù của chim không được lai vãng đến gần phạm vi sinh sống của chim. Sự
an toàn trong cuộc sống của nó càng được bảo đảm càng nhiều càng tốt. Một khi
con chim nuôi không bị hoảng loạn về tâm sinh lý thì nó sẽ hót hay và sinh sản
tốt.
Dưới đây là những kẻ
thù đáng sợ của chim cảnh nuôi:
CHÓ
Nếu lồng chim để sát đất,
chó cũng thích đến vồ chụp. Nhiều con vổ chụp không ác ý mà chỉ là để đùa giỡn…
Do đó, nếu ta sơ ý không canh giữ chó, không nạt nộ chó thì hậu quả xấu sẽ xảy
đến cho con chim tội nghiệp. Đã có nhiều bạn trong khi lùa chim sang lồng tắm,
cứ tưởng mặc cho chim được yên tĩnh càng hay nên nhởn nhơ vào nhà hút thuốc hay
làm một công việc lặt vặt gì đó, chúng trở ra thì lồng tắm bị bẹp dúm và con
chim quí hóa chỉ còn… một túm lông!
Treo lồng trên cao, tiếng
sủa đinh tai nhức óc của chó nhiều khi cũng làm cho chim hoảng sợ, nhất là loại
chim bổi, chim chuyền.
Thế nhưng, chó là con vật
dễ dạy, chỉ cần dọa nạt chúng vài ba lần là chúng ngoan ngoãn bỏ tật tấn công
chim. Với những con chim đã hoảng sợ vì chó, thì tốt hơn hết từ đó trở về sau
ta không nên đặt lồng xuống đất nữa. Những con chim này, hễ thấy bóng dáng chó
lảng vảng lại gần là đã hoảng vía nhảy lồng loạn xạ rồi.
MÈO
Săn bắt chim là bản
tính cố hữu của loài mèo. Đây lại là thức ăn khoái khẩu, thịt chim đối với mèo
có lẽ còn hấp dẫn hơn cả thịt chuột, vì vậy mèo mới thường rình mò bắt chim để
ăn.
Ở những vùng thôn quê,
nơi có chim chóc nhiều, những chú mèo thường lân la ở các bờ bụi, hoặc rình
trên mái nhà để vồ chụp chim hoang dă mà ãn. Cách ăn mồi của mèo rất thiện nghệ,
vì vậy khi mèo đã nhắm vào con mồi nào thì hòa hoằn lắm mới có con được thoát nạn!
Mèo là con vật rất sợ
chủ nuôi, nhưng bạn không nên đặt nặng sự tin cậy vào sự trung tín của nó đuợc.
Khi có mặt chủ thì mèo giả bộ hiền lành xa lồng chim, nhưng khi chủ sơ ý không
cảnh giác là mèo chớp nhoáng tấn công con mồi ngay, kết quả là chim chết và chiếc
lồng cũng gãy nát không dùng lại đượcc.
Mèo lại có khả năng leo
trèo giỏi, nhảy cao một vài thước cũng rất tài tình, vì vậy khi treo lồng chim
bạn cũng nên tìm một nơi thật an toàn mà mèo không thể đến gần được.
Điều cần biết là ngay
dáng đi và luồng nhỡn tuyến của mèo chiếu vào cũng đủ làm cho chim sợ hãi. Một
con chim được treo ở độ cao an toàn, nhưng nếu nó thấy dáng dấp con mèo lượn lờ
ở dưới đất, cũng đủ làm cho chim hoảng sợ, đang hót cũng phải ngưng! Có khi con
chim này còn bị… tắt tiếng cả một thời gian dài không hót nữa!
Nhược điểm của mèo là rất
sợ những chiếc áo lồng. Dù nó biết chắc chắn bên kia lóp vải mỏng đó là một chú
chim béo ngậy, nhưng sự rung động cúa chiếc áo lồng đã làm cho nó ngại ngừng
không dám vồ chụp! Người ta đã tùng thấy có những chú mèo chịu khó nằm rình bên
ngoài lồng chim hàng giờ mà không dám “ra tay”. Đó cũng là điều lạ.
Mèo cũng như sư tử, cọp,
con mồi to bao nhiêu cũng dám tấn công, nhưng chúng lại sợ… mạng nhện che chắn
lối đi. Nhiều tay thợ săn, nhiều nhà thám hiểm khi lặn lội trong rừng sâu, đêm
tối họ mắc mùng ở giữa rừng nằm ngủ mà không chút sợ sệt cọp hay sư tử tấn
công, vì họ biết rằng loài thú dữ này thấy cái mùng là sợ, như chúng sợ mạng nhện
vậy!
Do đó, tót hơn hết, khi
có ý định nuôi chim thì bạn phải bỏ ý định nuôi mèo. Hoặc là tìm cách treo vào
một nơi an toàn mà móng vuốt cùa mèo không thể vồ chụp tới.Với những chú chim
có tính “dị ứng”, với mèo, nghĩa là hễ thấy dáng mèo xuất hiện là đủ hốt hoảng
thì nên trùm áo lồng cho nó.
CHUỘT
Con mèo tuy nguy hiểm đối
với chim nuôi lồng, nhưng ngăn ngừa mèo còn tương đối dễ hơn chuột.
Chuột được đề cập ở đây
là giống chuột lắt, chuột nhà, thân mình chỉ mũm mĩm hơn ngón tay cái một chút.
Chuột lắt (hay chuột nhắt) thường vào lồng chim để phá hại thức ăn là chính,
chú không ăn nổi chim lớn. Nhưng, chuột lắt vẫn ăn trứng và cả chim non.
Chuột có khả năg leo
trèo rất giỏi, chúng không những phóng từ độ cao vài ba mét xuống đất, mà còn
có thể phóng cao, phóng ngang vơi khoảng cách một vài mét rất dễ dàng.
Vật gì chuột cũng có thề
cắn phá, và chuột không e dè tấm áo lồng như mèo. Với chuột nhỏ thì vào lồng bằng
cách lách mình vào giữa hai nan lồng, chuột có thân mình to hơn thì cắn nát một
vài nan lồng để tìm lỗ hổng chui vào. Như vậy là chiếc lồng bị hư hỏng, và con
chim nuôi có thể từ đó mà bay thoát ra ngoài một cách dễ dàng.
Tuy chuột lắt không đủ
khả năng ăn thịt chim lớn, nhưng lồng chim nào đã bị chuột “thăm viếng” một đôi
lần là chim thuần thuộc cũng trở nên nhát, còn chim bổi, dù là bổi lỡ (chim rừng
nuôi đã được năm bảy tháng) thì.., rót luôn! Bản năng của chuột là quậy phá, chạy
nhảy lăng xăng cho nên chim nào cũng phải sợ!
Chim đang hót căng tất
nhiên phải giảm hót, chim đang đẻ, ấp như Yến Hót, Yến Phụng, Manh Manh, Bay
Màu… đều sợ quá mà ngưng đẻ. Có con do quá sợ mà bỏ ổ không dám vào; hoặc bặt
luôn đường sinh sản…
Đó là chưa nói đến tai
hại là chuột có thể truyền bệnh đến chim.
Ngay cái việc hao tốn
thức ăn cũng đủ làm cho bạn bực mình rồi. Thức ăn bạn thường châm trong cóng,
trong máng cho chim ăn vài ba ngày, nhưng nếu nhà có chuột “lộng hành” thì chỉ
ăn được hôm trước, hôm sau chim đã bị đói! Khi một con đã tìm được đường đi nước
bước vào lồng thì chúng rủ nhau kéo vào cả bầy. Vì vậy thức ăn trong cóng còn
bao nhiêu chúng vơ vét sạch hết bấy nhiêu!
Muốn biết lồng chim có
bị chuột “viếng” hay không, bạn đem cóng thức ăn ra ngoài, thấy bên trong có
phân chuột là biết ngay đã bị chuột vào phá hại. Do giống chuột vừa ăn vừa tiểu
tiện, đại tiện ngay nơi chúng đang… dùng bữa nên ta dễ phát hiện!
Vì vậy, muốn nuôi chim
thành công ta phải trừ hết chuột, bằng cách bẫy chuột hoặc cho chúng ăn bã. Việc
trừ chuột phải thực hiện thường xuyên, vì giống này sinh sản rất nhanh, không
những để sai mỗi tháng một lứa, mà mỗi lứa có thể đến bốn năm con… Và chuột con
được ba tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản được! Chính loại chuột con này mới phá hại
nhiều hơn chuột lớn! Chúng cắn phá nhiều hơn, và phá hại thức ăn của chim nhiều
hơn…
RẮN
Ở thành phố thì bạn
không cần cảnh giác đến loài bò sát này, vì thành phố nhà cao cửa rộng, đường
sá khang trang nên không phải là môi trường sinh sống của rắn. Nhưng ở thôn
quê, nơi có nhiều ruộng vườn, hoặc làng nước gần núi, gần rừng, thì nuôi chim bạn
nên cảnh giác đến rắn!
Loài bò sát này thích
ăn thịt chim và trứng chim. Do leo trèo giỏi lại luồn lách khéo, hễ “đầu xuôi
là đuôi lọt” nên việc bắt chim không khó khăn đối vứoi rắn. Đã có nhiều người
nuôi Bồ Câu, nuôi Yến Phụng (theo cách tập thể) và cà chim hót (treo lồng ngoài
vườn)… phải “ méo mặt” vì bị rắn phá hại chim.
Trừ tuyệt rắn là chuyện
rất khó, vì ta khó phát hiện ra chúng. Ban ngày, rắn ẩn mình trong hang sâu và
chỉ ban đêm chúng mới ló mặt ra săn mồi.
Một chuồng chim tập thể,
dù là Bồ Câu, hễ bị rắn lẻn vào là thế nào trứng và chim con cũng bị thiệt hại
nặng. Đã thế, chim mẹ do đó mà hoảng sợ, ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh sản.
Muốn trừ rắn thì chuồng
chim phải được bao bọc bằng loại lưới kẽm mắt nhỏ, bề cạnh khoảng một phân
vuông mới tốt. Với loại lưới kẽm nhỏ mắt này rắn khó lòng chui lọt vào được.
THẰN LẰN
Thằn lằn (hay thạch
sùng) thích lảng vảng gần các lồng chim, vì nơi đây có những thức ăn khoái khẩu
đổi với chúng, như sâu tươi, cào cào, và cả ruồi muỗi nữa.
Với những chim lớn như
Khướu, Cưỡng thì thằn lằn không dám lại gần, vì những giống chim to lớn này lại
thích ăn thằn lằn. Chim dùng mỏ chộp thằn lằn, sau đó vật xuống bố lồng nhiều lần
cho chết, rồi lại cặp chặt vào chân để xé thịt ăn từ từ…
Với loài chim nhỏ dáng
như Chích Chòe, Sơn Ca, Bạc Má, Yến Hót… hễ lồng chim mà bị thằn làn “thăm viếng”,
chim đều tỏ ra sợ hãi. Thằn lằn tuy tính hiền nhưng lại có hình dáng “uyển chuyển’
làm cho chim sợ sệt. Chúng có chiếc đuôi phe phẩy oằn qua oằn lại cũng đủ làm
cho chim sợ. Đã thế thằn lằn thường ưa phóng mình tới để bắt mồi, chúng phóng từ
nan lồng này sang nan lồng đối diện khiến cho chim hoảng hốt lên.
Muốn trừ thằn lằn phá hại
chim, bạn nên trùm kín áo lồng cho chim vào ban đêm nhờ đó mà chim được ngủ
yên. Mặt khác, bạn nên vệ sinh lồng thường xuyên để lồng sạch sẽ, không hôi
hám, ruồi muỗi không có cớ để bu bám vào. Sâu và cào cào, trứng kiến cho chim ăn,
bạn cũng nên cho mức độ vừa phải, đủ ăn trong ngày, như vậy thằn lằn sẽ không
bén mảng đến gần lồng chim nữa.
Sự thật con chim nhảy lồng
loạn xạ cũng làm cho thằn lằn sợ sệt, vì con vật này vốn nhát, nhưng do có thức
ăn khoái khẩu nên nó mới liều mạng bám vào. Nay lồng sạch sẽ, thức ăn khóai khẩu
không còn thì chúng còn léo hánh đến làm gì cho thiệt thân nữa?
KIẾN
Kiến rất thích tìm dịp
bu bám lồng chim, chuồng chim, và thường thì từng đàn hàng trăm, hàng ngàn con,
và phá hại một cách tàn bạo. Gặp chim lớn thì chúng bu vào mình, cắn vào chân,
vào mắt, mỏ. Những vết cắn sau đó nổi lên thành mụt khiến cho chim bị đau buốt
nhức nhối suốt nhiều ngày. Những giống chim nhỏ như Yến Hót, Khoen và hay Chích
Chòe, khi bị kiến đốt, ngón chân có thể bị sưng vù và nếu không được chữa trị kịp
thời thì các ngón chân đó sẽ bị… rụng!
Như bạn đã biết, con
chim dù quí đến đâu mà lỡ bị cụt ngón thì đâu còn giá trị gì nữa!
Với chim non nằm trong
tổ, kiến lửa bu lại cắn cho đến chết, và sau đó rỉa thịt ăn dần và tha về tô…
Thức ăn của chim ở
trong cóng, dù tươi hay khô, kiến cũng lần lượt tha về tổ của chúng hết sạch.
Vì thế nuôi chim ai
cũng sợ bị kiến lửa tấn công, mà khổ nỗi nơi nào nuôi chim, kiến lửa cũng đánh
hơi mò đến cả.
Diệt kiến lửa không
khó, ta phải chịu khó tìm hang ổ của chúng để tiêu diệt cho bằng được. Diệt bằng
cách phá rộng miệng tổ rồi rắc thuốc diệt kiến vào, hoặc chế dầu hôi vào rồi
châm lửa đốt. Có người lấy cát rây nhuyễn rang lên cho khô rồi từ từ cho cát lấp
đầy tổ kiến… khiến chúng bị động tổ mà kéo nhau đi nơi khác…
Với chim bị kiến tấn
công bạn nên ngầm chẩn (nếu ngón chân bị cắn) vào nước âm có pha muối, hoặc nước
pha thuốc tím (một phần ngàn) để sát trùng, sau đó dùng collyre bleu (thuốc
xanh) bôi vào, hoặc xức pomade cũng được. Nếu vết thương nặng thì nên săn sóc
thường xuyên hơn.
Con chim đã bị kiến tấn
công, sau khi lành bệnh, thế nào cũng suy yếu một thời gian. Có con phải tàn tật
suốt đời như đui mắt hoặc cụt ngón…
Muốn tránh kiến lửa xâm
nhập vào lồng chim ở móc lồng, bạn nên tròng vào một cái nút chai, trong đó
trét mỡ bò, hoặc dùng một miếng giỏ nhỏ có tẩm dầu hôi hoặc dầu nhớt đẻ ngăn ngừa
kiến. Kiến đánh hơi thấy mùi dâu là tìm dịp lánh xa.
MUỖI
Muỗi không nguy hiểm
như kiến lửa. Muỗi không màng đến thức ăn của chim, nhưng ại thích thọc vòi vào
mình chim để hút máu. Do muỗi sống nhờ máu người và máu động vật.
Con chim nhờ có lông vũ
bao bọc khắp mình một lớp dày, mà vòi muỗi không cách nào xuyên thủng được, vì
vậy muỗi chỉ nhắm vào phần mặt và chân của chim để tấn công mà thôi.
Thường thì chim thức
không bị muỗi cắn, chim thức thì chúng ưa hoạt động, hơn nữa khi vừa bị muỗi đốt
đau là chúng phản ứng ngay, khiến muỗi dù đói mồi cũng không thể bu bám vào được.
Khi chim ngủ nó nằm
trên cần đậu, lóp lông vũ ở phần bụng che phụ được đôi ống chân khiến chân vừa ấm
áp lại vừa được che chắn cho muỗi khỏi tấn công. Nhưng dù che chắn cách nào,
đôi bàn chân với tám ngón của chim cũng phải lòi ra, và đó là mục tiêu béo bở đỗ
muỗi thò vòi vào mà hút máu. Khi ngủ, chim cũng có thói quen rúc đầu vào cánh
mà ngủ. Nhưng, cũng có khi chim để đầu ra ngoài rồi ngủ gà ngủ gật. Muỗi chỉ chờ
có thể tấn công vào mặt, vào mắt để hút máu. Ở mí mắt chim có lớp da vừa mỏng vừa
mềm nên muỗi thường hút máu ở chỗ ấy. Một khi mí mắt bị sưng, bị nổi mụn thì
chim rất đau đớn, đến nổi bỏ cả ăn uống, đừng nói chi là còn khả năng để hót nữa.
Với loại chim đắt tiền
như Yến Hót, tối lại chủ nuôi phải vây vải mùng chung quanh lồng để chim khỏi
bi muỗi đốt. Giống chim này có thân mình mảnh mai, nhỏ nhắn đôi chân nhỏ hơn cọng
chân nhang, nên nêu bị muỗi cắn thể nào cũng nổi u nần ở các ngón chân, mí mắt,
dễ bị cụt ngón và đui mắt.
Để chim thoát được nạn
muỗi đốt, ngoài việc xịt thuốc muỗi trong phòng; nuôi chim, hay đốt nhang muỗi,
bạn nên chịu khó trùm áo lồng cho kín là được.
RẬN MẠT
Chim thuộc loài có lông
vũ như gà, Bồ Câu nên bị rặn mạt sống ký sinh trong bộ lông dày của nó. Rận mạt
có thể lây từ chim này sang chim khác, chúng hút máu chim mà sống, nên chim bị
rận mạt tấn công thì lúc nào cũng bị ngứa ngáy, rỉa lông rỉa cánh liên hồi, và ốm
o dẫn mòn mà chết!
Chim nuôi hót mỗi lồng
một con thì ít có rận mạt hơn những chim sinh sản. Chính trong tổ chim với rác
rến, cỏ khô hay rơm rạ mới là nơi sinh trưởng tốt đẹp nhất của các loại rệp, rận
mạt để hút máu chim con, chim mẹ.
Muốn trừ rận mạt thì ta
phải giữ vệ sinh lồng, chuồng thường xuyên, bằng nhiều cách:
- Chuồng nuôi chim phải
làm quay mặt về hướng đông, để mỗi ngày chim được sưởi ánh năng sáng, đồng thời
chuồng được nắng rọi cho khô ráo. Với chim nuôi lồng, bạn nên treo lồng ra nắng
vào mỗi sáng độ nửa giờ nếu nắng gắt, và độ một giờ nếu nắng êm dịu, miễn là
nên treo trước chín giờ hoặc mười giờ sáng mới tốt. Nắng sáng tốt hơn nắng chiếu.
- Cho chim tắm nước thường
xuyên, tức là mỗi tuần ít ra cũng vài lần để chim được mát mẻ, trút bỏ được rận
mạt bám vào mình. Nước tắm nên phải pha ít muối.
- Vệ sinh lồng, bố lồng
bằng cách phơi lồng ra nắng bằng cách cọ rửa bằng nước ấm, sau đó đem ra phơi nắng…
Áo lồng cũng nên giặt giũ hoặc thay mới. Bố lồng cũng vậy. Chẳng hạn, kỳ này vệ
sinh lồng thì áo lồng và bố lồng bạn nên giặt giũ kỹ rồi phơi nắng để dành dùng
vào kỳ sau, kỳ này thay toàn bộ cho chúng bằng những thứ đã được phơi từ kỳ vệ
sinh tuần trước…
Thấy chim lúc nào cũng
đậu trên cầu để ria lông rỉa cánh, ra chiều ngứa ngáy khó chịu là chim đang có
rận mạt, bạn nên lo liệu cách trị cho tuyệt chứng này càng sớm càng hay. Chim
đã bị rận mạt tấn công thì không những không sung mà có thể ảnh hưởng rất xấu đến
khả năng sinh sản nữa.
Nguồn:
BenhVienThuY.com