Bệnh nhiễm khuẩn ở chim cảnh

 


BỆNH NHIỄM KHUẨN Ở CHIM CẢNH

Các loại khuẩn này thường kết hợp với nước, cát, sạn, hạt, thức ăn cũ, những nơi ẩm ướt, những vết bẩn và những chiếc lồng không khô ráo. Bệnh nhiễm khuẩn cũng xuất hiện ở chim có sức đề kháng kém hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Phân của chim nhiễm khuẩn thường chuyển sang màu xanh lá cây hoặc trở nên lỏng hơn, bởi khuẩn tiêu hóa có thể làm sưng tấy ruột và gây tổn thương vùng thận và gan. Khi vi khuẩn được hít vào cùng với bụi, nó có thể gây ra hắt hơi, nuốt nước miếng nhiều, ngứa mắt, ngáp, hoặc ho.

Hầu hết các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đều có thể lây từ con chim này sang con chim khác qua phân do chim bệnh thải ra và qua đường nước, nhưng xác suất để bệnh lây lan từ chim sang người là rất nhỏ. Khuẩn campylobacter là khuẩn có thể gây lây nhiễm từ chim sang người.

Cả khuẩn lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa đều có nguy cơ gây tử vong cao khi không được ta quan tâm chú ý. Xét nghiệm khuẩn sẽ cho đáp án chính xác về loại vi khuẩn chim mắc phải để từ đó xác định được nguồn gôc lây lan, làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả nhất và làm thế nào để ngăn bệnh xuất hiện trở lại.

(Xem thêm: https://taxionline.vn)

Cách kháng khuẩn tốt nhất được đưa ra sau khi có kết quả xét nghiệm khuẩn. Có thể sử dụng cách tiêm hoặc cho uống kháng sinh trực tiếp qua mỏ cho các loại chim không uống nhiều nước hoặc đã ôm quá nặng. Đốỉ với những loại khác ta có thể chữa trị thông qua nước uông, tuy nhiên, một điều rất quan trọng là bạn phải theo dõi để xem xét chim của bạn có thực sự uống thuốc không.

Tốt nhất là nên loại bỏ hết hạt, sạn và trái cây khỏi lồng chim và làm sạch lồng chim cũng như các dụng cụ chứa thức ăn cho chim bằng nước tẩy uế. Bạn cũng nên bắt đầu cho chim ăn các loại hạt đã tiệt trùng trong giai đoạn này. Không nên để chim ngoài lồng mà không chú ý giám sát. Chim phải luôn ở dưới sự giám sát của bạn, ở trên hoặc ở trong lồng và không được phép đi khắp nhà cho tới khi đã hoàn toàn bình phục.

Để đẩy nhanh quá trình điều trị nên dùng thuốc tăng lực, trợ lực và thức ăn tổng hợp trộn với hạt đã được tiệt trùng đôi với tất cả các loại chim đã bị nhiễm khuẩn hàng ngày trong ba tuần đầu và sau đó là dùng 3 lần một tuần tiếp theo giai đoạn đó. Thực hiện theo phương pháp điều trị kháng khuẩn này, bạn cũng nên dùng thêm dufoplus (dạng vitamin tổng hợp) và ioford (thuốc kích thích) pha lẫn với nước cho chim uống 2 lần một tuần.

Nhiễm khuẩn thường liên quan tới môi trường chim được nuôi nhốt hoặc do mỏ chim tiếp xúc với những thứ dơ bẩn. Bị nhiễm khuẩn không có nghĩa là bạn đã không chăm sóc chim đúng cách, mà có nghĩa rằng bạn cần chăm sóc chim nhiều hơn nữa để ngăn bệnh xuất hiện trở lại.

Nguồn: BenhVienThuY.com